Thethao247

Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư LDG đã thông qua chủ trương chuyển nhượng 2 dự án gồm Khu du lịch bi nhã phương

【nhã phương】Doanh nghiệp đua bán tài sản, dự án để trả nợ

Mới đây,ệpđuabántàisảndựánđểtrảnợnhã phương Công ty cổ phần Đầu tư LDG đã thông qua chủ trương chuyển nhượng 2 dự án gồm Khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà, Đà Nẵng và Khu chung cư lô C1 tại phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Động thái này nằm trong kế hoạch tái cơ cấu tài sản để trả nợ ngân hàng, trái phiếu của công ty.

Trong đó, Bãi Bụt - Sơn Trà quy mô 29 ha, tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng ở vị trí đắc địa từng được LDG coi là một trong những dự án chiến lược của LDG. Trước khi thông qua phương án bán, công ty từng tính đến tìm đối tác cùng tham gia với tỷ lệ 50-70%, nhưng lãnh đạo LDG cũng thừa nhận khả năng này khó xảy ra trong bối cảnh thị trường địa ốc hiện nay. Giai đoạn vừa qua, ban lãnh đạo công ty đã phải dùng tài sản cá nhân để giúp công ty.

Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát cũng bán toàn bộ phần vốn góp tại chủ đầu tư khu đất mại thương mại TM 1, thuộc dự án khu dân cư Cồn Tân Lập. Đây là một trong những vị trí đất vàng tại TP Nha Trang khi nằm giáp cầu Trần Phú, cửa sông Cái chảy ra biển. Theo kế hoạch, dự án này gồm 3 tháp cao 40 tầng, trong đó có 3 tầng thương mại, 10 tầng khách sạn, 27 tầng căn hộ. Cùng với đó, Hải Phát dự kiến tập trung bán buôn sản phẩm tại một số dự án khác ở Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Dù đã rút khỏi mảng địa ốc đã lâu, HAGL cuối tháng 9 cũng thông báo bán khách sạn ở TP Pleiku để trả nợ một trái phiếu. Đây là một trong những bất động sản đắc địa cuối cùng của Bầu Đức.

Làn sóng rao bán tài sản, dự án để xử lý nợ của doanh nghiệp đã nổi lên trong hai quý đầu năm nay. Chủ tịch của nhiều ông lớn bất động sản cũng đề cập đến việc phải chạy đua trả nợ tại phiên họp thường niên giữa năm nay.

Theo ông Phạm Đức Toản, người đã có 20 năm kinh nghiệm về môi giới, tư vấn đầu tư cũng như phát triển bất động sản, nhìn nhận nhiều doanh nghiệp gần như không có doanh thu từ đầu năm đến nay. Vì vậy, họ vẫn phải tiếp tục bán tài sản, dự án để xoay xở. Tuy nhiên, ông cho rằng việc thanh lý dự án lúc này cũng không dễ bởi các bên có tiềm lực cũng thận trọng khi quyết định xuống tiền, trong khi một số bên bán cũng vẫn định giá ở mức cao hay dự án pháp lý chưa đầy đủ.

Tương tự, giám đốc một doanh nghiệp địa ốc ở Hà Nội cũng nói rằng trừ trường hợp dùng tài sản để cấn trừ nợ, lúc này cũng khó bán nhanh dự án bởi thông thường các thương vụ M&A phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để hoàn thành. Theo ông, các doanh nghiệp vẫn còn tài sản, dự án để bán vẫn là may mắn khi từ đầu năm nay nhiều công ty bất động sản nhỏ hơn hay sàn môi giới đã phải đóng cửa do cạn kiệt nguồn lực tài chính.

Trong báo cáo gần nhất, Công ty chứng khoán VnDirect nhận định thanh khoản vẫn là vấn đề đáng lo ngại với các doanh nghiệp bất động sản dù nửa đầu năm, rủi ro mất khả năng thanh toán của nhóm này đã giảm nhẹ nhờ được gia hạn thời gian đáo hạn trái phiếu và giãn nợ ngân hàng. Theo VnDirect, nhiều công ty địa ốc vẫn chậm trả lãi gốc trái phiếu do những khó khăn ở các kênh tái cấp vốn, cũng như doanh số ký bán giảm mạnh.

Công ty này ước tính lượng trái phiếu đáo hạn của các nhà phát triển bất động sản khoảng 65.900 tỷ đồng nửa cuối năm nay và hơn 124.000 tỷ đồng năm 2024. Vì vậy, rủi ro thanh khoản vẫn ở mức cao với các doanh nghiệp ngành này.

Còn theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến đầu tháng 8, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng hơn 30% so với cùng kỳ 2022. Đầu tháng này, Bộ đánh giá thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, từ nguy cơ bóng bóng sang suy thoái.

Anh Tú

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap